Những lỗi mà các chủ doanh nghiệp hay mắc phải khi đặt tên cho công ty

Tốt hơn là bạn chỉ nên tham khảo ý kiến của một số người trụ cột – càng ít càng tốt và chỉ lựa chọn người mà bạn cảm thấy họ có tâm huyết với công ty, bạn sẽ chọn được một cái tên hợp lý và đầy sức thu hút.

11_1

Những kiểu cắt bỏ phổ biến khác và rất chung chung như Tech, Corp (hay đặc biệt ở Việt Nam, doanh nghiệp thường có đuôi Mex, Computer,…) khiến cho khách hàng thường bị nhầm lẫn và không tạo được nét riêng biệt. Tên công ty của bạn không có sức lôi cuốn và bay ra khỏi đầu óc khách hàng khi người đó đọc tên nó.

Nếu bạn có cảm giác day dứt không yên khi lựa chọn một cái tên thì có lẽ bạn đã phạm phải một vài sai lầm lúc đặt tên thành lập công ty . Để tránh điều đó những lỗi mà các chủ doanh nghiệp hay mắc phải khi đặt tên cho công ty:

Để quá nhiều người tham gia vào quyết định của bạn

“Đa số thắng thiểu số” và dường như có vẻ đúng khi tất cả mọi người (bạn bè, gia đình, nhân viên và khách hàng) tham gia vào quyết định quan trọng này. Tuy nhiên, lối suy nghĩ này lại tồn tại một số vấn đề  khúc mắc.
Đầu tiên và rõ ràng nhất là bạn cũng chỉ chọn được một cái tên, vì vậy bạn có nguy cơ phải bỏ qua nhiều cái tên khác mà những người xung quanh đã gợi ý cho bạn. Thứ hai, bạn thường kết thúc việc chọn tên với một quyết định được nhất trí cao, thường là một cái tên rất an toàn, rất ngọt ngào, nên nhớ, bạn sẽ thất bại nếu cố gắng làm vừa ý tất cả mọi người.
Tốt hơn là bạn chỉ nên tham khảo ý kiến của một số người trụ cột – càng ít càng tốt và chỉ lựa chọn người mà bạn cảm thấy họ có tâm huyết với công ty, bạn sẽ chọn được một cái tên hợp lý và đầy sức thu hút.
Tránh thêm các từ phổ biến, chung chung vào tên công ty
Khi bắt buộc phải tạo ra một cái tên hấp dẫn, có sức lôi cuốn, nhiều nhà quản lý tham vọng cho rằng chỉ việc đơn giản thêm vào danh từ một tính từ, kết quả là những cái tên có vẻ hợp lý nhưng nhìn và nghe thì thật tệ hại.
Những kiểu cắt bỏ phổ biến khác và rất chung chung như Tech, Corp (hay đặc biệt ở Việt Nam, doanh nghiệp thường có đuôi Mex, Computer,…) khiến cho khách hàng thường bị nhầm lẫn và không tạo được nét riêng biệt. Tên công ty của bạn không có sức lôi cuốn và bay ra khỏi đầu óc khách hàng khi người đó đọc tên nó.

Dùng những từ quá đơn giản, ít nổi bật trước đám đông

Công ty đầu tiên trong một lĩnh vực nào đó có thể theo cách này, như bạn đã từng nghe tới Vinamilk, Vinaland, Vinashin… và nhiều tên khác nữa. Nhưng một khi đã xuất hiện sự cạnh tranh, nó đòi hỏi bạn phải có sự khác biệt.
Cái tên có thể mang tính miêu tả rất lớn nhưng đặc biệt là phải dễ ghi nhớ. Và với sự lan truyền của truyền thông, các kênh quảng cáo, điều quan trọng hơn bao giờ hết là bạn phải bảo vệ công ty của mình bằng sự độc đáo, duy nhất. Không có gì tiếp thị tốt hơn một cái tên riêng biệt, độc đáo, hay và dễ nhớ.
Biến tên công ty thành một câu văn vẻ, sáo rỗng
Ví dụ, có quá nhiều công ty tự cho rằng mình đứng đầu lĩnh vực, các tên thường được họ dùng là Đệ Nhất, Đại, Đỉnh, Cao… toàn mang nghĩa là đỉnh, chóp cả. Đây có thể là điều tốt nếu chúng không bị lạm dụng và dần dễ trở nên nhàm chán. Thay vì vậy, hãy tìm cách kết hợp các từ tích cực với nhau và dùng phép ẩn dụ, bạn sẽ thấy hiệu quả hơn nhiều. Vd: Sức Bền, BabyCare, Mẹ & Bé…
Điều tuyệt vời hơn nữa, khi bạn chọn được một cái tên có ý nghĩa đặc biệt, mà nó bao gồm cả một câu chuyện nói về thông điệp của công ty. Nhưng nếu nó quá mập mờ và khó phát âm, bạn có thể không bao giờ có cơ hội nói điều đó với khách hàng vì họ dễ dàng bỏ qua bạn. Nên nhớ, làm cho tên công ty trở nên quá khó hiểu, khách hàng không thể biết nó có ý nghĩa gì.

Đặt tên công ty kiểu “cố ý” sai chính tả

Bị cuốn theo lối suy nghĩ tên công ty mình cần ghi dấu ấn trên lĩnh vực hoạt động, nhiều công ty đã viết sai chính tả những cái tên có mục đích: thay “Q” bằng “K” hay “Ph” thay bằng “F”. Điều này làm cho việc phát âm tên công ty cũng như tìm kiếm nó trên Internet trở nên khó khăn hơn.
Tuy nhiên, nó cũng không phải là không tạo nên thành công. Ví dụ như trường hợp của Kodak và Xerox. Nhưng hãy nhớ rằng những cái tên như thế này thường không có ý nghĩa bản chất và ý nghĩa ngôn ngữ, vì vậy họ phải cầu viện nhiều tới quảng cáo để truyền đạt ý nghĩa công ty và thường tốn rất nhiều tiền.
Nhiều công ty sử dụng thành công cách tiếp cận này thường là những công ty đi tiên phong hoặc có nguồn ngân quỹ dành cho quảng cáo lớn. Hiện tại như Verizon đang tiêu tốn hàng triệu đô cho nỗ lực thay tên của mình mà Accenture cũng đã từng làm. Vì vậy hãy xem khả năng tài chính của bạn trước khi bắt tay vào việc đặt tên theo kiểu này.

Chọn tên sai, sau đó không chịu thay đổi

Nhiều chủ doanh nghiệp biết cái tên của công ty mình có vấn đề nhưng vẫn hi vọng tự nó sẽ làm nên điều kì diệu. Tên công ty ban đầu của KFC là Kentucky Fried Chicken, cái tên này làm nổi bật vùng miền (Kentucky) và loại hình kinh doanh (Fried Chicken). Tuy nhiên, khi công ty muốn mở rộng ra các vùng miền khác, quốc gia khác thì cái tên đã không còn phù hợp để phát triển. Công ty đã quyết định đổi tên thành KFC. Và như vậy, KFC đã quyết định đúng khi họ có sự thay đổi cần thiết để duy trì sự lớn mạnh và hình ảnh trong mắt khách hàng.
Đặt tên cho doanh nghiệp rất giống với việc bạn xây viên gạch ở góc của một toà nhà. Một khi nó đã vào chỗ của mình rồi thì việc xây dựng và cấu trúc còn lại cứ thế tiến hành theo cái mốc đã đặt ra. Nếu công việc đầu tiên này thất bại, thậm chí chỉ một chút thôi, phần xây dựng còn lại cũng sẽ thất bại và đường thẳng sẽ biến thành đường xiên.

Cùng Danh Mục

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *